Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

Người tiên phong trong ngành đào tạo hàng không Mỹ

Sau hơn 7 thập kỷ lao động miệt mài, Albert Lee Ueltschi đã xây dựng thành công công ty chuyên đào tạo nghiệp vụ hàng không FlightSafety International, có quy mô hàng đầu thế giới. Ông đã vươn lên vị trí một trong những người giầu nhất hành tinh hiện nay với số tài sản khổng lồ 1,8 tỷ USD.

Trong danh sách những doanh nhân thành đạt của thế giới đi lên từ niềm đam mê thủa thiếu thời, chúng ta không thể không nhớ tới nhà tỷ phú Albert Lee Ueltschi. Khát khao được bay trên không trung từ khi chưa đầy 10 tuổi, Albert Lee Ueltschi bỏ lại sau lưng tất cả những khó khăn trở ngại của cuộc sống để thực hiện bằng được ước mơ đó.

Bắt đầu từ những đam mê thủa thiếu thời

Là một trong những doanh nhân thành đạt nhất thế giới và cũng là một trong những cây đại thụ của ngành đào tạo hàng không Mỹ, Albert Lee Ueltschi đã có gần như cả cuộc đời gắn bó với ngành hàng không. Albert Lee Ueltschi sinh ngày 15/5/1917 trong một gia đình nông dân có 7 anh chị em tại Franklin County, Kentucky, Mỹ.

Do hoàn cảnh cuộc sống khó khăn nên mặc dù là con trai út trong gia đình như ngay từ khi còn rất nhỏ, Albert Lee Ueltschi đã phải sống trong đièu kiện vất vả. Tuy nhiên, Albert Lee Ueltschi lại có đam mê kỳ lạ đối với những chiếc máy bay và cậu luôn ao ước được một lần bay lên không trung.

Tưởng chừng như đó là những suy nghĩ hiếu kỳ của trẻ nhỏ nhưng đó lại chính là nền tảng để Albert Lee Ueltschi tiến tới thành công ngày nay. Năm 1927, khi đó vừa tròn 10 tuổi, may mắn đã đến với Albert Lee Ueltschi khi cậu được ngồi trên chuyến bay đầu tiên xuyên qua Đại Tây Dương.

Sau chuyến bay đó, niềm đam mê về hàng không không những không giảm mà còn trở nên mãnh liệt hơn. Mơ ước của Albert Lee Ueltschi không chỉ đơn giản là được bay nữa mà cậu đã nghĩ tới việc kiếm đủ tiền để theo học khoá huấn luyện bay và trực tiếp lái máy bay.

Do đó, ngay trong những năm học trung học, Albert Lee Ueltschi đã vay tiền của gia đình để mở một quán đứng bán bánh mỳ hamburger tại cổng trường và lấy tên là White Castle. Với các công việc kinh doanh nhỏ đó, Albert Lee Ueltschi đã phải chắt bóp từng đồng một trong một thời gian dài.

Cũng vì lý do đó, Albert Lee Ueltschi đã bỏ dở việc học tập và xin vào làm trong công ty hàng không Queen City Flying Service và rất tích cực tham gia vào các hoạt động của công ty. Sau những cố gắng đó, Albert Lee Ueltschi đã được nhận vào chương trình đào tạo phi công của Queen City Flying Service.

Tới năm 1941, sau một thời gian làm việc, Albert Lee Ueltschi đã quyết định rời công ty để chuyển tới làm việc tại công ty hàng không uy tín Pan American Airways. Tại đây, Albert Lee Ueltschi đã được người thành lập và cũng là người đứng đầu công ty Juan Trippe nhận làm phi công riêng cho các chuyến bay của mình.

Có được công việc như mong muốn, Albert Lee Ueltschi làm việc rất chăm chỉ đồng thời cũng rất cần mẫn nghiên cứu để tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm hoạt động trong ngành hàng không. Khi còn làm việc tại Pan American Airways, Albert Lee Ueltschi đã phát hiện ra một vấn đề còn thiếu cơ bản đối với hầu hết các hãng hàng không, đó là đội ngũ nhân viên, phần lớn các phi công vẫn còn chưa được đào tạo bài bản do thiếu môi trường đào tạo.

Mặt khác, sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, nhiều loại máy bay quân sự đã được bán cho các công ty hàng không dân dụng và được cải tạo để sử dụng, tuy nhiên, máy bay thì nhiều nhưng đội ngũ phi công lại thiếu. Vì vậy, ngay lập tức những ý tưởng về việc thành lập một công ty chuyên đào tạo nhân lực cho các hãng hàng không đã xuất hiện trong đầu Albert Lee Ueltschi.

Nhờ có được sự ủng hộ của người đứng đầu công ty, Albert Lee Ueltschi đã có được điều kiện thuận lợi để thực hiện ý tưởng này.

Phát triển FlightSafety

Được thành lập từ năm 1951, từ một trung tâm đào tạo quy mô nhỏ, phát hiện thấy nhu cầu đào tạo nhân lực ngày càng cao của ngành hàng không, Albert Lee Ueltschi đã có được những chiến lược kinh doanh hợp lý và đã phát triển FlightSafety thành một trong những công ty đào tạo hàng không hàng đầu của Mỹ và thế giới.

Qua các chương trình đào tạo ngày càng được mở rộng, hàng năm, FlightSafety International đã tiếp nhận hàng chục nghìn học viên theo học ở các chuyên ngành, từ đào tạo phi công cho các công ty hàng không dân dụng, phi công phục vụ cho không quân Hoa Kỳ cho tới các chuyên ngành kỹ thuật sửa chữa và dịch vụ. Chỉ tính riêng trong năm 2006, FlightSafety International đã tổ chức được hơn 1 triệu giờ đào tạo bay cho học viên.

Khi mới được thành lập, FlightSafety chỉ là một công ty có quy mô nhỏ với một số lượng nhân lực và trang thiết bị còn hạn chế, mặc dù vậy, sự xuất hiện của FlightSafety đã tạo nên bước đột phá vào thị trường đào tạo nhân viên hàng không chưa được khai thác. Trong bối cảnh nửa sau thập niên 40, thế chiến thứ II kết thúc đã tạo ra những khó khăn chồng chất cho các ngành công nghiệp dịch vụ, trong đó có ngành đào tạo nghiệp vụ hàng không.

Sau khi thành lập FlightSafety, Albert Lee Ueltschi đã tập trung vào khâu tuyển chọn nguồn nhân lực cho công ty. Dựa trên thế mạnh đã từng làm việc tại ngành hàng không, có mối quan hệ với nhiều phi công, một mặt Albert Lee Ueltschi trực tiếp mời những phi công có thâm niên trong nghề đang làm việc tại các hãng hàng không của Mỹ về làm công tác giảng dạy ngoài giờ.

Mặt khác, chiến tranh kết thúc cũng là lúc có nhiều phi công trước đây đã được đào tạo đặc biệt trong các trường quân sự đã xuất ngũ, Albert Lee Ueltschi đã tranh thủ tuyển chọn được cho FlightSafety một lượng khá đông giáo viên lành nghề.

Với tham vọng xây dựng cho FlightSafety một cơ sở vật chất vững chắc ngay từ đầu, trong những năm đầu mới bước vào hoạt động, Albert Lee Ueltschi đã không ngần ngại đầu tư rất lớn vào xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho FlightSafety.

Từ khoản tiền tích góp được sau 17 năm làm việc trong ngành hàng không cho tới khoản tiền vay thế chấp nhà ở của mình, Albert Lee Ueltschi đều đầu tư tất cả vào công ty. Rất nhiều loại trang thiết bị của các nhà sản xuất Eastman Kodak, Burlington Industries, National Distillers đã được Albert Lee Ueltschi cho nhập về.

Bên cạnh những trang thiết bị đào tạo được mua mới, Albert Lee Ueltschi còn triệt để tận dụng những trang thiết bị cũ nhưng còn rất hiệu quả của quân đội được bán thanh lý sau chiến tranh. Một trong số đó là khoản đầu tư trị giá 69.750 USD của Albert Lee Ueltschi vào chương trình mua thiết bị đào tạo lái cho phi công mang tên Link Trainer. Đây là loại thiết bị đào tạo bay chuyên dụng sử dụng các dữ liệu mô phỏng đã được sử dụng để đào tạo phi công cho thế chiến thứ II. Ngoài các chức năng thông thường, Link Trainer còn được trang bị hệ thống đào tạo nhân viên điều khiển mặt đất đối với các loại máy bay vận tải hoạt động trong đêm.

Nhờ tạo được uy tín vững chắc đối với nhiều hãng hàng không, đồng thời là địa chỉ tin cậy của học viên hàng không, trong nhiều năm liên tiếp từ thập niên 50 cho tới những năm 70, FlightSafety không những đã duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định mà còn cho thấy những triển vọng phát triển rất lớn tại thị trường đào tạo hàng không.

Cũng trong thời điểm FlightSafety phát triển mạnh mẽ đó, bằng uy tín và sự khéo léo của mình, Albert Lee Ueltschi đã rất thành công trong việc thiết lập quan hệ với các nhà sản xuất máy bay và nhận về những bản hợp đồng đào tạo phi công phục vụ cho các thế hệ máy bay mới xuất xưởng với mức giá phải chăng.

Đặc biệt, sau những vụ tai nạn máy bay dân dụng gây ra những tổn thất lớn, các hãng hàng không đã trở nên đặc biệt quan tâm tới vấn đề đào tạo nguồn nhận lực và không ai khác, chính FlightSafety là một trong những địa chỉ đáng tin cậy nhất.

Ví dụ điển hình nhất là công ty hàng không Learjet, sau khi hai máy bay của hãng liên tiếp gặp tai nạn, Learjet đã ngay lập tức liên kết với FlightSafety để thực hiện các chương trình đào tạo chuyên sâu cho đội ngũ phi công của mình. Tổng cộng trong những năm 70, FlightSafety đã có được 12 bản hợp đồng lớn với các hãng hàng không và các nhà sản xuất máy bay trong đó có cả Airbus Industrie ở Pháp, Boeing của Mỹ.

Song song với những chương trình đào tạo cho nhân viên các hãng hàng không, Albert Lee Ueltschi còn trực tiếp tổ chức các khoá đào tạo cho những người có điều kiện mua máy bay riêng nhưng chưa biết lái ngay tại các trung tâm của FlightSafety.

Đưa FlightSafety International Inc đến với thế giới

Bước vào giai đoạn khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, các hãng hàng không liên tục cho ra những thế hệ máy bay mới đã nhanh chóng tạo ra cho Albert Lee Ueltschi cơ hội mở rộng thị trường. Để đáp ứng với tình hình phát triển của thời cuộc, Albert Lee Ueltschi đã đổi tên công ty từ FlightSafety thành FlightSafety International, Inc đồng thời mở rộng các chi nhánh cũng như lĩnh vực hoạt động ra các quốc gia khác trên thế giới.

Sau những bản hợp đồng lớn với các hãng hàng không Texaco, Air Force, Trans World Airlines, Asian airlines, Latin American airlines, Air Afrique, All Nippon Airways, Asiana Airlines of Korea, Swissair, Australia’s Tyrolean Airways, Air France affiliates, Air Inter… FlightSafety International, Inc đã đồng loạt xây dựng được một mạng lưới các chi nhánh, trung tâm đào tạo nhân lực hàng không từ Dallas, Texas, Arizona, Daleville, Alabama, Texas cho tới Hong Kong, London, Manchester…

Với quy mô hoạt động ở hầu hết các khu vực trên thế giới, ngoài lĩnh vực đào tạo nghiệp vụ hàng không cơ bản vẫn được duy trì như một thế mạnh của mình, Albert Lee Ueltschi còn mở rộng FlightSafety International, Inc sang hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau như chuyên ngành sửa chữa, điều khiển mặt đất, các thao tác và kỹ năng cơ bản phục vụ hành khách, bảo hiểm.

Trong đó, chương trình được Albert Lee Ueltschi tập trung khai thác nhiều nhất là đào tạo những kỹ năng bảo đảm an toàn hàng không. Bằng các trang thiết bị hiện đại và đội ngũ giảng viên trình độ cao, các học viên của khoá đào tạo của FlightSafety International, Inc ngoài việc có đủ khả năng vận hành các loại phi cơ còn có thể hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ rủi ro cho các chuyến bay.

Hiện nay, FlightSafety International, Inc đã trở thành một trong những công ty đào tạo nghiệp vụ hàng không hàng đầu thế giới với tầm hoạt động ở trên hơn 40 quốc gia, sử dụng hàng chục nghìn nhân viên làm việc tại hàng trăm chi nhánh. Theo ước tính, hàng năm FlightSafety International, Inc đào tạo được 75.000 học viên hàng không, trong đó học viên quân sự phục vụ cho quân đội lên tới 14.000 người.

Từ những khoản doanh thu và những khoản lợi nhuận khổng lồ hàng năm lên tới hàng chục tỷ Đô la, số tài sản cá nhân của Albert Lee Ueltschi cũng không ngừng tăng theo thời gian.

Liên hệ đặt vé máy bay Jetstar , vé máy bay Vietnam airline , vé máy bay Air mekong , vé máy bay quốc tế
PHÒNG VÉ MÁY BAY 365
Địa chỉ : Số 189 - Doãn Kế Thiện - Cầu Giấy - Hà Nội
Website : vemaybay365.vn
Điện thoại : 04 66 848 112- Fax : 04 848 113
Hotlines: 0984.424.899Phòng vé máy bay 365 cung cấp vé máy bay vietnam airlines, vé máy bay jetstar,vé máy bay air mekong .

Sẽ xây dựng Trung tâm đào tạo phi công Việt Nam

Theo ông Lại Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, để góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt phi công cho ngành hàng không, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng Trung tâm đào tạo phi công Việt Nam trên cơ sở huy động năng lực, nguồn lực của các cơ sở đào tạo phi công hiện có trong nước, đồng thời hợp tác với nước ngoài để đào tạo phi công thương mại theo tiêu chuẩn quốc tế.

“Chính phủ cũng có chủ trương khuyến khích xã hội hóa việc đào tạo phi công, mở ra cơ hội cho các cá nhân chủ động học nghề trong nước hoặc ngoài nước” – ông Lại Xuân Thanh cho biết.

Hiện nay, trong số 420 phi công đang bay cho Vietnam Airlines thì 119 là người nước ngoài, trong khi toàn bộ đội phi công 45 người của Pacific Airlines chỉ có duy nhất 1 là người Việt Nam. Theo ông Lại Xuân Thanh, các hãng hàng không mới của Việt Nam được phép thành lập và sẽ tham gia khai thác thị trường từ cuối năm 2008 chắc chắn cũng phải thuê toàn bộ phi công là người nước ngoài.

Liên hệ đặt vé máy bay Jetstar , vé máy bay Vietnam airline , vé máy bay Air mekong , vé máy bay quốc tế
PHÒNG VÉ MÁY BAY 365
Địa chỉ : Số 189 - Doãn Kế Thiện - Cầu Giấy - Hà Nội
Website : vemaybay365.vn
Điện thoại : 04 66 848 112- Fax : 04 848 113
Hotlines: 0984.424.899Phòng vé máy bay 365 cung cấp vé máy bay vietnam airlines, vé máy bay jetstar,vé máy bay air mekong .

Thiếu hụt phi công và giải pháp tháo gỡ

Các hãng hàng không châu Á và trên toàn thế giới đang phải cắt giảm các chuyến bay vì thiếu phi công và đưa ra mức lương đặc biệt nhằm lôi kéo phi công từ Brazil, Nga và Indonesia. Việt Nam cũng đang phải bỏ ra hàng chục triệu USD để thuê phi công nước ngoài.

Thế giới thiếu phi công trầm trọng

Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế (IATA) đã cảnh báo ngành hàng không thế giới về sự thiếu hụt phi công trầm trọng từ cuối năm 2007. IATA đưa ra dự báo từ nay đến năm 2024, mỗi năm hàng không thế giới cần tới 17.000 phi công mới do tốc độ phát triển nhanh chóng và một số lượng không nhỏ phi công đến tuổi nghỉ hưu. Hai công ty chế tạo tàu bay hàng đầu thế giới là Boeing và Airbus cũng dự báo đội tàu bay trên toàn thế giới sẽ tăng hơn hai lần trong vòng 20 năm tới. Điều đó có nghĩa rằng các hãng hàng không sẽ đối mặt với nhu cầu gia tăng về phi công – khoảng 18.000/năm, gần giống dự báo của IATA.

Việc 3 hãng hàng không lớn ở Trung đông là Emirates, Etihad và Qatar Airways đặt mua 237 tàu bay vào tháng 6/2007 khiến các hãng này cần thuê tới 5.000 phi công để khai thác tàu bay mới. Điều này khiến hàng loạt phi công ở các nước châu á đến đầu quân cho các hãng ở Trung Đông để nhận các mức lương và thưởng cao hơn. Ngoài Indonesia, Brazil… thiếu phi công trầm trọng, Trung Quốc cũng cần thêm từ 9.000 phi công trở lên vào năm 2010. Mới đây, lần đầu tiên một số hãng hàng không Trung Quốc đã phải thuê phi công nước ngoài. Bộ trưởng hàng không Trung Quốc, ông Yang Yuanyuan, gần đây tuyên bố là ngành hàng không phát triển “quá nóng” và đã cho cắt giảm các chuyến bay, trì hoãn việc ra đời các hãng hàng không mới.

ở úc, đi lại bằng đường hàng không trên các đường bay địa phương sẽ trở nên khó khăn hơn vì sự thiếu hụt phi công trầm trọng đã dẫn tới tình trạng cắt các đường bay. Tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn trong năm 2008 khi mà cả 3 hãng hàng không lớn là Qantas, Jetstar và Virgin Blue cùng đồng loạt mở rộng đội tàu bay. ở Mỹ, người ta dự báo các hãng hàng không cần khoảng 120.000 phi công mới cho giai đoạn đến năm 2017. Một trong những khó khăn của Mỹ hiện tại là năng lực đào tạo phi công không theo kịp nhu cầu đang tăng cao về loại lao động này.

Có thể nói, sự thiếu hụt phi công trên toàn thế giới là hậu quả bởi tốc độ phát triển nhanh chóng của vận tải hàng không ở vùng Vịnh, Trung Quốc, ấn Độ, sự ra đời của hàng loạt các hãng hàng không chi phí thấp ở Châu Âu và Châu á, sự phục hồi của các hãng hàng không Mỹ sau thời kỳ ngành này bị suy thoái bởi các cuộc tấn công khủng bố 11/9 năm 2001.

Trước sự thiếu hụt phi công toàn cầu, được sự nhất trí của đa số các quốc gia thành viên, Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã quyết định điều chỉnh giới hạn tuổi của phi công thương mại từ 60 lên 65 tuổi. ICAO cũng đồng thời đưa ra chuẩn đào tạo phi công mới chủ yếu dựa vào thiết bị bay mô phỏng thay thế phần lớn cho bay thực tế trên tàu bay và như vậy sẽ rút ngắn được thời gian đào tạo phi công. Như vậy, một phi công hoàn thành việc đào tạo cơ bản chỉ mất 60-70 giờ bay thực tế.

Sau khi giới hạn mới về tuổi phi công của ICAO có hiệu lực, Mỹ và 27 thành viên EU đã điều chỉnh giới hạn tuổi của phi công thương mại từ 60 lên 65 tuổi. Ngoài ra, IATA đã đưa ra các sáng kiến đào tạo và cấp năng định nhằm tăng số lượng học viên và nâng cao năng lực đào tạo trong khi tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn. Hiện tại IATA đã phối hợp với nhà chức trách Trung Quốc để xây dựng giáo trình đào tạo phi công.

Việt Nam đào tạo – Không đủ nhu cầu sử dụng

Hiện tại, để thực hiện kế hoạch khai thác của mình các hãng hàng không của Việt Nam phải thuê một số lượng lớn phi công là người nước ngoài (Vietnam Airlines khoảng 30%, Pacific Airlines gần 100%). Trong số 420 phi công đang bay cho Vietnam Airlines thì 119 là người nước ngoài trong khi toàn bộ đội phi công 45 người của Pacific Airlines chỉ có duy nhất 1 là người Việt Nam. Các hãng hàng không mới của Việt Nam được phép thành lập và sẽ tham gia khai thác thị trường từ cuối năm 2008 chắc chắn phải thuê toàn bộ phi công là người nước ngoài.

Từ năm 1996 tới 2006, Vietnam Airlines tuyển chọn được 215 học viên để đào tạo phi công và trong số đó có 184 trở thành phi công. Như vậy trung bình mỗi năm Việt Nam Airlines chỉ cung ứng được 18,4 phi công so với nhu cầu là 50. Ước tính, từ nay đến năm 2017, hàng năm Vietnam Airlines cần khoảng 80 phi công trong khi số học viên được cử đi đào tạo phi công ở nước ngoài không đạt được mức trên. Vì vậy, Vietnam Airlines tiếp tục phải thuê phi công là người nước ngoài và chi phí trung bình hàng năm để thuê phi công không dưới 20 triệu USD.

Sự thiếu hụt phi công không chỉ là mối quan ngại của các hãng hàng không Việt Nam. Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không Việt Nam và các cơ quan nhà nước hữu quan đang quan tâm đặc biệt tới vấn đề này.

Giải pháp

Để góp phần giải quyết tình trạng thiếu hụt phi công trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài, Chính phủ đã chỉ đạo sớm xây dựng Trung tâm đào tạo phi công ở Việt Nam trên cơ sở huy động năng lực, nguồn lực của các cơ sở đào tạo phi công hiện có trong nước, hợp tác với nước ngoài để đào tạo phi công thương mại theo tiêu chuẩn quốc tế. Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không đã tham mưu kịp thời cho Chính phủ về việc nâng giới hạn tuổi làm việc cho phi công Việt Nam lên 65 tuổi phù hợp với quy định mới của ICAO nhằm góp phần chủ động tiếp tục sử dụng hiệu quả lớp phi công ở độ tuổi 60, giảm nhẹ áp lực về nhu cầu phi công hiện nay.

Bên cạnh đó, Việt Nam chủ trương khuyến khích xã hội hoá việc đào tạo phi công, mở ra cơ hội cho các cá nhân chủ động học nghề trong nước hoặc ngoài nước.

Việt Nam ủng hộ và tích cực phối hợp với các tổ chức quốc tế, các cơ sở đào tạo nước ngoài trong việc tìm ra giải pháp nâng cao năng lực đào tạo phi công, giải quyết tình trạng thiếu hụt phi công trong tương lai, góp phần tăng số lượng và chất lượng phi công Việt Nam./.

Liên hệ đặt vé máy bay Jetstar , vé máy bay Vietnam airline , vé máy bay Air mekong , vé máy bay quốc tế
PHÒNG VÉ MÁY BAY 365
Địa chỉ : Số 189 - Doãn Kế Thiện - Cầu Giấy - Hà Nội
Website : vemaybay365.vn
Điện thoại : 04 66 848 112- Fax : 04 848 113
Hotlines: 0984.424.899Phòng vé máy bay 365 cung cấp vé máy bay vietnam airlines, vé máy bay jetstar,vé máy bay air mekong .

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

Học Kỹ thuật hàng không: nhiều cơ hội ra nước ngoài

Nữ có thể lập đường bay, mở đường bay, kiểm soát không lưu; nam: kiểm tra máy bay, sản xuất phụ tùng máy bay, sửa chữa bão dưỡng máy bay, tư vấn hỗ trợ bảo trì máy bay, dịch vụ hàng không… Đó là những công việc của ngành khá thú vị: kỹ thuật hàng không.

“Các môn chuyên ngành, khi làm bài kiểm tra, giảng viên thường khuyến khích tụi em làm bằng tiếng Anh. Nói là khuyến khích, nhưng ai viết bằng tiếng Việt sẽ bị…điểm kém hơn”, Vũ Ngọc Ánh vừa nói vừa khoe các bài báo cáo bằng tiếng Anh của mình.

Lớp Kỹ thuật hàng không chỉ có vài chục SV nên không có trường hợp cúp tiết. Giảng viên nhớ tên từng người và nhớ cả chỗ ngồi. Các môn học chuyên ngành luôn có mặt. Ngoài giờ lên lớp thì học thêm ngoại ngữ và tìm tài liệu trên mạng.

Với những SV học Kỹ thuật hàng không, phương pháp tự học luôn được yêu cầu cao. Một phần vì tài liệu tham khảo còn hiếm, nhất là tài liệu bằng tiếng Việt chỉ vài cuốn; một phần vì tiêu chuẩn của bộ môn: tự học, giúp cho SV có phương pháp học, nghiên cứu tốt.

Ngoài ra, theo các SV học kỹ thuật hàng không, muốn học được ngành này phải giỏi tin học, toán, lý. Bởi khi vào chuyên ngành, SV học thiết kế máy bay. Thiết kế trên giấy và làm ra mô hình. Muốn làm được như thế, người học phải biết tính toán sự chênh lệch giữa mô hình và kiến thức thực tế để tìm ra những thông số cho mình. Và môn học này sẽ là đồ án tốt nghiệp của bộ môn.

Chương trình học không hề nhẹ tý nào. Phạm Đình Chí than thở: “Suốt ngày làm báo cáo, làm bài tập. Có khi tụi em thức suốt vì phải viết báo cáo. Dân kỹ thuật mà viết báo cáo rất xiềng đấy”.

PGS.TS Nguyễn Thiện Tống (trưởng bộ môn Kỹ thuật hàng không, khoa Kỹ thuật giao thông, trường ĐH Bách khoa TP.HCM) khẳng định: “Theo học nghề này, không có say mê, khó có thể thức đêm này qua đêm khác để nghiên cứu, thiết kế ra một mô hình máy bay. Bao nhiêu công sức như thế, chỉ cần rớt khi bay thử thì phải làm lại từ đầu. Phải giỏi về năng lực, sáng tạo và chủ động. Ngoài ra, phải có tinh thần làm việc nhóm: học nhóm, thiết kế nhóm, nghiên cứu thuyết trình theo nhóm. Và mỗi môn làm với một nhóm khác nhau”.

Theo thống kê của bộ môn, hầu hết SV tốt nghiệp ra trường đều có việc làm và làm đúng chuyên môn. Một vài người rẽ ngành khác nhưng cũng là làm trong ngành dầu khí, cơ khí…Năm học 1996-2001, có 29 SV tốt nghiệp, thì chỉ 2 người không làm trong ngành. Các khoá sau, với số SV tốt nghiệp ít hơn, những cũng làm đúng chuyên ngành và có học bổng du học.

Với những kỹ sư hàng không nữ, công việc sẽ là lập đường bay, mở đường bay, kiểm soát không lưu.

Các kỹ sư nam thì làm việc trong các phòng kỹ thuật: kiểm tra máy bay, sản xuất phụ tùng máy bay, sửa chữa bão dưỡng máy bay, tư vấn hỗ trợ bảo trì máy bay, dịch vụ hàng không…

Công việc của một kỹ sư hàng không có thể làm: khai thác, vận hành, lắp ráp, bảo trì và sửa chữa máy bay. Quản lý, đánh giá, kiểm định chất lượng và tính năng hoạt động của máy bay. Thiết kế chế tạo máy bay mô hình, máy bay nhỏ. Ứng dụng kiến thức hàng không vào lĩnh vực mô phỏng bay và các lĩnh vực khác.

Hiện nay, chỉ có trường ĐH Bách khoa TP.HCM và trường Hàng không Việt Namđào tạo các ngành liên quan. Trong 4 chuyên ngành của trường Hàng không Việt Nam, có ngành Điện tử viễn thông hàng không, tuyển sinh hệ trung cấp hằng năm khoảng 30 chỉ tiêu.

ĐH Bách khoa TP.HCM đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật hàng không, mỗi năm cũng dao động trong từng đó chỉ tiêu.

ĐH Bách khoa Hà Nội cũng có đào tạo chuyên ngành này, nhưng đã ngưng từ hai năm trở lại đây.

Hiện có khoảng 20 đơn vị có nhu cầu tuyển dụng kỹ sư hàng không: Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Cathay Pacific, Công ty tư nhân Gia Khương, chuyên kinh doanh phụ tùng máy bay, Công ty Sản xuất Linh kiện Máy bay (Khu Công nghiệp Biên Hòa), Xí nghiệp Sửa chữa và Bảo dưỡng Máy bay, Xí nghiệp Sửa chữa Máy bay A75…

Theo thống kê của bộ môn, từ nay đến năm 2010, Tổng công ty Hàng không Việt Nam sẽ tuyển thêm 32 kỹ sư/năm và đến 2020 con số sẽ là 80 kỹ sư/năm.

Liên hệ đặt vé máy bay Jetstar , vé máy bay Vietnam airline , vé máy bay Air mekong , vé máy bay quốc tế
PHÒNG VÉ MÁY BAY 365
Địa chỉ : Số 189 - Doãn Kế Thiện - Cầu Giấy - Hà Nội
Website : vemaybay365.vn
Điện thoại : 04 66 848 112- Fax : 04 848 113
Hotlines: 0984.424.899Phòng vé máy bay 365 cung cấp vé máy bay vietnam airlines, vé máy bay jetstar,vé máy bay air mekong .

Nghề tiếp viên hàng không

Hơn 10 năm phát triển, hàng không dân dụng VN chứng kiến nhiều tình huống nghẹt thở liên quan đến an ninh, an toàn bay nhưng chưa bao giờ báo động giả lại được phát đi bởi chính tiếp viên hàng không mắc bệnh hoang tưởng cấp như trên chuyến bay VN 757 của Vietnam Airlines ngày 4/11.

Không cần phải có bằng cấp, một tiếp viên hàng không (TVHK) có thể kiếm được khoảng 10 triệu đồng mỗi tháng chỉ sau một khóa huấn luyện bay ngắn. Trong xã hội, khó tìm được nghề nào không đòi hỏi trình độ học vấn mà lại có thu nhập cao, vừa nhận được nhiều sự ngưỡng mộ như nghề này.

Ước mơ của những người trẻ

Thu nhập cao, được đi du lịch hằng ngày, được ăn mặc đẹp, được tiếp xúc với nhiều tầng lớp xã hội, có cơ hội gặp những nhân vật nổi tiếng là các chính trị gia hay các ngôi sao điện ảnh là những yếu tố tạo nên sức hút của nghề TVHK.

Với sức tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, vận tải hàng không cũng đang tăng trưởng nóng khoảng 15%-17% mỗi năm, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho những tiếp viên tương lai. Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) hiện có 1.700 tiếp viên nhưng mỗi năm vẫn tuyển thêm 200 tiếp viên mới để bổ sung. Hãng hàng không giá rẻ Pacific Airlines cũng thông báo tuyển tiếp viên hằng năm mà không cần tiêu chuẩn “ngoại hình ưa nhìn” như trước.

Tiêu chuẩn không cao, chỉ cần tốt nghiệp THPT, nói tiếng Anh khá, sức khỏe tốt là có thể trở thành TVHK nhưng việc tuyển tiếp viên không dễ. Nguyên tổng giám đốc Vietnam Airlines, ông Nguyễn Xuân Hiển, cho biết việc này còn phụ thuộc vào mặt bằng văn hóa xã hội chung.

Nếu chọn được người trình độ cao thì hình thức không được ưa nhìn, chọn người có hình thức đẹp thì giao tiếp tiếng Anh không giỏi hoặc phong cách không toát lên cái hồn của con người VN. Có khi chọn được người đáp ứng đủ các điều kiện nói trên thì lại không đủ sức khỏe. Riêng yếu tố này không thể chiếu cố được vì môi trường làm việc của TVHK rất khắc nghiệt.

Dễ gặp “Chí Phèo”

Trưởng Ban An ninh của Vietnam Airlines, ông Trần Tiến Dũng, kể trong một chuyến bay quốc tế do ông làm cơ trưởng: Một tiếp viên nữ rất trẻ vào báo cáo: “Chú ơi ở hạng C (thương gia) có một khách nước ngoài cởi hết đồ nằm ngủ chướng lắm. Cháu nhắc thì ông ta bảo đấy là quyền cá nhân, trả tiền mua vé hạng C thì ông ta có quyền”. Nghe xong, ông Dũng cử ngay một nam tiếp viên đến nhắc nhở vị khách kia đã vi phạm quy chế bay nhưng tiếp viên này cũng đành chịu thua ông khách ngang ngược. Không thể để việc “mất mỹ quan” kéo dài, cơ trưởng nhanh trí hạ thấp nhiệt độ máy bay khiến ông khách thấy lạnh phải kéo mền trùm kín! Lúc đó cô tiếp viên mới dám đi lại làm nhiệm vụ trên khoang hành khách của mình.

“Chối” nhất và hay gặp nhất với nghề TVHK là những vị khách “Chí Phèo” say khật khưỡng. Trước khi có quy định cấm mang chất lỏng lên máy bay, rất nhiều người có thói quen lôi theo chai rượu nhỏ trong hành lý ra để uống. Năm 2006, trên chuyến bay VN524 của Vietnam Airlines, một nam tiếp viên đã bị ông khách người Nga tên Nekpacob hành hung sau khi uống say khướt.

Trên một chuyến bay khác, các tiếp viên đã phải nhờ một số hành khách hỗ trợ mới khống chế được vị khách Hàn Quốc Choi Ho Kyeong say quậy phá tưng bừng. Gần đây nhất, một nữ tiếp viên của Pacific Airlines đã bị một hành khách trêu ghẹo nắm cổ tay. Bị nhắc nhở, ông khách mất lịch sự không những không xin lỗi mà còn làm ầm ĩ đến nỗi cơ trưởng phải cho người khống chế và thông báo với an ninh mặt đất xử lý khi hạ cánh. Nhiều trường hợp tương tự khi bị lực lượng an ninh mời vào thẩm tra đều trả lời ráo hoảnh: Tôi chỉ đùa tí cho vui, vì thấy cô ấy xinh quá!

Nhọc nhằn và cám dỗ

Với nghề TVHK, khi háo hức ban đầu qua đi là lúc thấm mệt và cảm thấy sức ép công việc đè nặng. Những chuyến bay dài qua nhiều vùng khí hậu thay đổi đột ngột, phải đứng nhiều giờ không nghỉ, luôn phải mỉm cười, trả lời nhã nhặn với khách và tỉnh táo xử lý mọi tình huống bất thường có thể xảy ra trên máy bay, khiến công việc của họ trở nên rất căng thẳng. Sau mỗi chuyến bay, hầu hết các tiếp viên đều mệt mỏi và lăn ra ngủ bù.

Chuyện hy hữu xảy ra với tiếp viên Bùi Thị Mỹ H. trên chuyến bay VN 757 mới đây phần nào cho thấy sức ép của nghề này. Tiếp viên đó bị bệnh “hoang tưởng cấp” – một loại bệnh nghề nghiệp của nghề TVHK.

Những chuyến bay nối dài ngày này qua ngày khác cũng khiến các TVHK có ít thời gian dành cho gia đình hay những chuyện riêng tư.

Không chỉ là thử thách bản lĩnh, nghề TVHK còn bị thử thách về đạo đức. Tuổi nghề ngắn (các nữ tiếp viên vừa mới ngoài 30 tuổi đã phải nghĩ đến cách “đáp” an toàn) khiến nhiều tiếp viên nghĩ cách tích lũy được nhiều nhất và sa vào chuyện buôn lậu hoặc chuyển ngoại tệ hưởng hoa hồng.

Nhẹ thì đánh “hàng bay” là đồ mỹ phẩm bỏ mối cho các shop ở Hà Nội, TPHCM. Nặng thì buôn lậu như trường hợp gần đây nhất là tiếp viên Lưu Thị Liên của Vietnam Airlines đã mua thuốc lá từ cửa hàng miễn thuế ở Melbourne để bán ở thị trường nội địa Úc, bị hải quan nước này phát hiện phạt 10.000 USD và truy tố trước pháp luật. Tai tiếng nhất là vụ 23 phi công và tiếp viên của Vietnam Airlines dính đến đường dây buôn lậu điện thoại của Công ty Đông Nam từ Hồng Kông, Singapore về VN dưới dạng hàng xách tay để được trả công 25 – 35 USD/chiếc.

Cần thay đổi tiêu chuẩn tiếp viên

Theo kết quả điều tra năm 2006 của Tổ chức Nghiên cứu Skytrax (Anh) về chất lượng của 148 hãng hàng không quốc tế, Vietnam Airlines xếp thứ 57/148 về chất lượng phục vụ của tiếp viên. So với năm trước, tăng 13 bậc. Cũng theo điều tra, điểm yếu nhất của tiếp viên VN vẫn là khả năng ngôn ngữ và hệ quả của nó là khả năng giao tiếp với khách chỉ đạt 3 sao – mức trung bình.

Trong những năm gần đây, Vietnam Airlines chấp nhận phương án tuyển tiếp viên vào sau đó tiếp tục đào tạo ngoại ngữ. Tuy nhiên, nhiều tiếp viên không cải thiện được trình độ sau một thời gian bay. Điều này khiến họ ngại giao tiếp với khách và bị đánh giá “oan” là không thân thiện, thiếu nụ cười. Tiêu chuẩn tuyển tiếp viên của Vietnam Airlines còn thấp, trung bình chỉ đạt 400 điểm, theo chứng chỉ TOEIC (năm 2006 là 225 điểm), trong khi phải đạt 550 điểm mới được coi là “không có vấn đề về ngôn ngữ”.

Liên hệ đặt vé máy bay Jetstar , vé máy bay Vietnam airline , vé máy bay Air mekong , vé máy bay quốc tế
PHÒNG VÉ MÁY BAY 365
Địa chỉ : Số 189 - Doãn Kế Thiện - Cầu Giấy - Hà Nội
Website : vemaybay365.vn
Điện thoại : 04 66 848 112- Fax : 04 848 113
Hotlines: 0984.424.899Phòng vé máy bay 365 cung cấp vé máy bay vietnam airlines, vé máy bay jetstar,vé máy bay air mekong .

Nhân lực dịch vụ hàng không: Vừa thiếu vừa yếu

Theo khảo sát của Công ty du lịch và dịch vụ hàng không TransViet, hiện lao động cung cấp cho ngành dịch vụ hàng không vừa thiếu vừa yếu trong khi sự tăng trưởng của ngành hàng không ước tính vào khoảng 20% năm.

Điều này đã khiến chất lượng của nhân viên hàng không không cao và gây ra cạnh tranh nhân lực không lành mạnh.

400 nhân viên/năm

Ông Mai Trung Thành, GĐ đào tạo của TransViet công bố: Mỗi năm, ngành hàng không cần thêm khoảng 400 nhân viên, tương đương với tốc độ tăng trưởng 20%/năm của ngành hàng không. Tuy nhiên, số học sinh được đào tạo thì rất ít. Hiện chỉ có Học viện Hàng không đào tạo các ngành nghề cho lĩnh vực này, chủ yếu phục vụ cho Tổng Công ty Hàng không VN. Song số nhân viên được đào tạo không đủ cung ứng cho thị trường. Các đại lý bán vé máy bay của VNA hiện cũng chỉ có 1 đến 2 nhân viên được đào tạo, còn lại là nhân viên được học truyền nghề.

Trong những năm qua, để làm tổng đại lý cho các hãng hàng không lớn khắp các châu lục: United Airlines (Mỹ ), British Airway (Anh), All Nippon Airways (Nhật), TransViet cũng chủ yếu là tự đào tạo nhân viên theo kiểu truyền nghề trong nội bộ công ty. Chính vì nhân lực được đào tạo cơ bản thiếu nên mỗi khi có hãng hàng không mới vào VN là bắt đầu có một cuộc rút ruột những nhân lực có nghề của các hãng cũ bằng quy luật giá trị.

Trong khi đó, thống kê trong vòng 5 năm trở lại đây, đã có gần 40 hãng hàng không vào thị trường VN. Chính điều này đã khiến chất lượng nguồn nhân lực cung cho ngành hàng không không cao. Ông Thành cũng đưa ra so sánh: Nhân viên booking (đặt chỗ) của VN chỉ làm được số lượng hợp đồng bằng 1/3 nhân viên Singapore và Malaysia.

Xã hội hoá đào tạo

Nhu cầu về nhân lực hàng không là một gợi ý và cơ hội cho xã hội hoá đào tạo phát triển mà TransViet đang tiên phong thử nghiệm. Kết hợp với Học viện Hàng không, với sự trợ giúp của Amdeus International (hệ thống đặt chỗ toàn cầu) và United Airlines (Mỹ), Transviet sẽ khởi đầu đào tạo một khoá nhân viên bán vé máy bay 3 tháng.

Sự kết hợp đào tạo này sẽ có được chuẩn hoá về chương trình đào tạo từ Học viện Hàng không và kinh nghiệm thực tế từ môi trường thực tập của TransViet. Ngoài ra với thị trường do chính Cty này làm đại lý và du lịch lữ hành cho rất nhiều hãng hàng không và lữ hành trên thế giới, sẽ là nơi tiêu thụ nguồn nhân lực được đào tạo. Đây cũng là một cách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng khả năng cạnh tranh cho lao động VN trong thời hội nhập.

Liên hệ đặt vé máy bay Jetstar , vé máy bay Vietnam airline , vé máy bay Air mekong , vé máy bay quốc tế
PHÒNG VÉ MÁY BAY 365
Địa chỉ : Số 189 - Doãn Kế Thiện - Cầu Giấy - Hà Nội
Website : vemaybay365.vn
Điện thoại : 04 66 848 112- Fax : 04 848 113
Hotlines: 0984.424.899Phòng vé máy bay 365 cung cấp vé máy bay vietnam airlines, vé máy bay jetstar,vé máy bay air mekong .

Qantas và Pacific Airlines hợp tác đào tạo phi công

Ngày 24/10, Tổng Giám đốc hãng hàng không Pacific Airlines, ông Lương Hoài Nam, cho biết Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam đã đồng ý cho Pacific Airlines gửi học viên sang Adelaide (Úc) vào tháng 1/2008

Để theo học chương trình đào tạo phi công 48 tuần của Trường Huấn luyện Phi công Tập đoàn Qantas.

Theo chương trình, các học viên sẽ được học lái các máy bay chuyên chở phản lực Boeing 737. Khi trở về Việt Nam, các học viên sẽ được cấp bằng phi công Việt Nam, bắt đầu lái các loại máy bay Boeing cho Pacific Airlines. Được biết, nếu các ứng viên đạt tiêu chuẩn tuyển chọn, Pacific Airlines sẽ phụ cấp từ 50% – 80% trong tổng học phí khóa học khoảng 135.000 USD.

Liên hệ đặt vé máy bay Jetstar , vé máy bay Vietnam airline , vé máy bay Air mekong , vé máy bay quốc tế
PHÒNG VÉ MÁY BAY 365
Địa chỉ : Số 189 - Doãn Kế Thiện - Cầu Giấy - Hà Nội
Website : vemaybay365.vn
Điện thoại : 04 66 848 112- Fax : 04 848 113
Hotlines: 0984.424.899Phòng vé máy bay 365 cung cấp vé máy bay vietnam airlines, vé máy bay jetstar,vé máy bay air mekong .